Thứ Ba, 19 tháng 12, 2017

“Pháp Luân Công không phải là tôn giáo” và cuộc đàn áp phi pháp của chính quyền Trung Quốc từ góc nhìn của một luật sư nhân quyền.

Dư Văn Sinh là luật sư sống tại Bắc Kinh, ông từng tiếp nhận việc biện hộ như một nhà hoạt động nhân quyền trong nước Trung Quốc. Và đã ủng hộ cho cuộc vận động Vũ Tản-cuộc vận động dân chủ hóa xảy ra tại Hồng Kông vào năm 2014. Vào tháng 10 năm đó, ông đã bị bắt giam. Từ năm 2016, ông bắt đầu đảm nhận các vụ án biện hộ cho các học viên Pháp Luân Công, và bênh vực cho những người yếu thế trong vấn đề nhân quyền tại Trung Quốc.

Thỉnh nguyên cho cuộc đàn áp của các học viên Pháp Luân Công trên thế giới

1. Pháp Luân Công không phải giáo phái,  chính là sự bảo đảm cho ổn định xã hội.

Ký giả :  Có ý kiến cho rằng “chính quyền Trung Quốc công nhận tự do tôn giáo nhưng (dưới con mắt của đảng cộng sản Trung Quốc và các giáo phái) đàn áp Pháp Luân Công là để ổn định xã hội”. Ông nghĩ rằng Pháp Luân Công có ảnh hưởng thế nào đến xã hội?

 Luật sư Dư :  Trung Quốc hiện là quốc gia bị chi phối bởi tư tưởng vô thần luận. Không có sự tự do tín ngưỡng, cũng không được phép rút ra khỏi thể chế quản lý mang tính vô thần luận. Các tôn giáo truyền thống, hiệp hội phật giáo bị tổ chức hóa nhưng thực chất là do đảng quản lý.

Một điểm luyện công vào sáng sớm tại Trung Quốc trước cuộc bức hại năm 1999 với hàng vạn học viên. 

Chính quyền Trung quốc một mặt treo tấm biển tự do tín ngưỡng nhưng thực tế ngoài đảng không cho phép có tín ngưỡng nào. Vì vậy nếu Pháp Luân Công đươc nhiều người tin tưởng như vậy, chính quyền Trung Quốc sẽ xem như một tổ chức không thể điều chỉnh sẽ dần trở nên lớn mạnh, theo quy chế là sẽ đàn áp một cách không thương tiếc.

 Đến nay tôi đã tiếp xúc với rất nhiều học viên Pháp Luân Công, tôi cảm thấy rằng nếu tất cả người Trung Quốc đều chiểu theo những lời dạy của Pháp Luân Công thì Đảng Cộng Sản sẽ thực hiện được cái gọi là “ổn định xã hội”. Rất nhiều người Trung Quốc chúng tôi hễ xảy ra vấn đề liền lập tức đổ lỗi cho người khác, hay cố gắng trốn tránh trách nhiệm của mình. Nhưng các học viên Pháp Luân Công lại hoàn toàn trái lại. Khi xảy ra vấn đề họ hướng nội xem lại mình, cố gắng để cải thiện bản thân mình.

2.  Phương châm làm việc của luật sư : “Tay phải cầm kiếm, tay trái cầm khiên”.

Ký giả : Sau khi tiếp nhận nhiều việc làm luật sư cho các học viên Pháp Luân Công thì phương châm làm việc của luật sư có thay đổi gì không?

Luật sư : Phương châm làm việc của tôi vào 10 năm trước chủ yếu là việc “hết mình để bảo vệ”. Cơ quan cảnh sát vung kiếm còn luật sư theo đó dùng khiên để bảo vệ bị cáo. 

Cái khiên là chỉ có thể để bảo vệ. Nhưng với việc biện hộ cho các học viên Pháp Luân Công thì chỉ bằng khiên là không đủ. Cái khiên dù có bảo vệ bao nhiêu đi chăng nữa cũng không có hiệu quả gì với chính sách đàn áp.

 Phương  châm làm việc của tôi hôm nay là khi ra tòa thì nên phải “tay phải cầm kiếm, tay trái cầm khiên”. Mang theo kiếm trên tòa là vì người chống lại pháp luật chính là cơ quan kiểm sát. Chính họ đã vu oan cho các học viên Pháp Luân Công. Có thể tìm hiểu thêm Pháp Luân Công tại http://minhbao.net/. Nếu đưa ra các sự việc chân thực liên quan đến phạm nhân thì sẽ mang lại lo ngại cho đối phương. Đành rằng là cảnh sát, viện kiểm sát hay tòa án nhưng tôi nghĩ rằng “nếu tiếp tục bức hại Pháp Luân Công thì rất có thể tương lai sẽ bị truy cứu trách nhiệm”.

 Tôi thường quan sát dáng vẻ của cảnh sát và quan tòa qua mỗi lần kết án nhưng phần nhiều vụ án về Pháp Luân Công họ nói chuyện qua loa và không nghe một cách nghiêm túc. Vì vậy, hễ tôi chỉ ra hành vi phạm tội của bản thân họ thì họ liền trở mặt. Họ chính là đang thực thi trách nhiệm đàn áp Pháp Luân Công.

Vì vậy tôi phải cho họ biết hành vi phạm tội trong chính cuộc đàn áp Pháp Luân Công này.

Để yêu cầu chấm dứt bức hại Pháp Luân Công, các học viên đã đến quảng trường Thiên An Môn giơ cao tấm biển "Chân Thiện Nhẫn" sau đó họ bị cảnh sát giật lấy và bắt đi.

Để yêu cầu chấm dứt bức hại Pháp Luân Công, các học viên đã đến quảng trường Thiên An Môn giơ cao tấm biển “Chân Thiện Nhẫn” sau đó họ bị cảnh sát giật lấy và bắt đi.

3. Đàn áp Pháp Luân Công không được quy định trên luật pháp là hành vi phạm tội.

 Luật sư : Trong luật pháp không hề quy định rằng việc tập luyện Pháp Luân Công là hành vi phạm tội. Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã quy định có 14 đoàn thể tôn giáo được quy định là giáo phái nhưng trong đó không bao gồm Pháp Luân Công. Hơn nữa, việc quy định của 14 giáo phái này cũng được tiến hành một cách không hợp pháp. 

Nhưng bộ công an, thư kí chính phủ của hội đồng nhà nước (quốc vụ viện), hay mỗi ủy viên trung ương của Đảng Cộng Sản Trung Quốc đều không có quyền quy định giáo phái nào đó.

Việc thay đổi thái độ sau cùng của vụ án tại phiên tòa của anh Chu Hướng Dương và vợ là cô Lý San San chính là lập luận cuối cùng được thực hiện bởi thiên lý. Lập luận cuối cùng này là sự tổng quát của cuộc đàn áp mang tính chính trị đối với Pháp Luân Công của chính quyền Trung Quốc trong suốt 17 năm từ năm 1999 đến nay. Tôi nói rằng chính họ chính quyền Trung Quốc mới là các phạm nhân thật sự.

Những vụ án như thếnày đối với tôi mà nói, tôi nghĩ rằng các học viên Pháp Luân Công đã cho tôi cơ hội để tôi làm điều nên làm đối với họ. Các học viên Pháp Luân Công, tôi nghĩ rằng họ đang tạo ra không gian để duy trì nhân quyền tại Trung Quốc. Nếu không có họ thì vấn đề nhân quyền ở Trung Quốc sẽ trở nên tồi tệ hơn.


Từ khóa: Phap Luan Cong. Có thể tìm hiểu thêm Phap Luan Cong tại http://minhbao.net/.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét